Giải thưởng dành cho cộng đồng startup khu vực ASEAN - Rice Bowl Startup Awards là giải thưởng thường niên tôn vinh những startup đột phá, sử dụng công nghệ một cách sáng tạo trong khu vực ASEAN. Giải thưởng này hướng đến mục tiêu thúc đẩy ASEAN trở thành một trung tâm toàn cầu của sự đổi mới, bắt kịp cuộc chạy đua công nghệ đang nóng lên từng ngày; đồng thời phản ánh những nỗ lực bền bỉ của ASEAN trong việc công nhận sự đóng góp của các startup vào quá trình thực hiện mục tiêu đó.
Năm 2016 là năm đầu tiên giải thưởng tôn vinh cộng đồng startup của khu vực ASEAN đến với Việt Nam. Được kỳ vọng sẽ không chỉ cổ vũ, vinh danh cộng đồng khởi nghiệp Việt Nam mà còn giúp kết nối hệ sinh thái khởi nghiệp trong nước với khu vực ASEAN, chương trình giải thưởng Rice Bowl Startup Awards 2016 tại Việt Nam đã được chính thức khởi động từ ngày 8/7/2016.
Theo Ban tổ chức giải thưởng tại Việt Nam, sau gần 1 tháng mở đơn tiếp nhận đề cử từ cộng đồng, Vietnam Rice Bowl Startup Awards 2016 đã nhận được hơn 200 đề cử cho cả 7 hạng mục giải thưởng gồm: Startup của năm; Startup mới tốt nhất; Startup đột phá của năm; Founder của năm; Nhà báo mảng startup của năm; Doanh nghiệp xã hội xuất sắc nhất của năm; và Lập trình viên của năm.
Đến thời điểm hiện tại, các Đại sứ của giải thưởng - những leader của các cộng đồng startup lớn nhất của Việt Nam như: SHIELD, Hatch và Startup Grind , đã hoàn thành việc chọn lọc, đề cử Top 5 chung cuộc cho từng hạng mục giải thưởng. Trong thời gian từ nay đến trước ngày 13/9/2016, Ban giám khảo sẽ đánh giá, chọn ra Người chiến thắng cho từng hạng mục, giành quyền tham dự vòng khu vực giải thưởng ASEAN Rice Bowl Startup Awards 2016.
ICTnews xin giới thiệu đến độc giả chân dung của 4 vị giám khảo - những người đang nắm quyền quyết định danh sách các cá nhân/ startup tiêu biểu, xuất sắc nhất sẽ đại diện cộng đồng startup Việt Nam tham dự vòng khu vực giải thưởng Rice Bowl Startup Awards 2016:
Hajime Hotta - Nhà đầu tư thiên thần của startup ASEAN
Ông Hajime Hotta, Chủ tịch Cinnamon, đồng sáng lập Innovatube và cũng là một nhà đầu tư tích cực tại khu vực ASEAN là 1 trong 4 giám khảo của giải thưởng Vietnam Rice Bowl Startup Awards 2016.
![]() |
Sau hai dự án khởi nghiệp thành công tại Nhật (được Mixi Japan và Yahoo Japan mua lại), Hajime Hotta chuyển sang hoạt động tại khu vực ASEAN với vai trò là nhà đầu tư cá nhân. Tại đây, Hajime Hotta đã tích cực tìm kiếm, đầu tư và hỗ trợ các doanh nghiệp khởi nghiệp trong giai đoạn đầu (early-stage).
Hiện nay, Hajime Hotta đang đầu tư vào 9 startup trải dài khắp khu vực ASEAN. Một vài startup trong số đó là Lozi (sau được đầu tư bởi Golden Gate Ventures & DesignOne Japan Inc), Beeketing (được nhận vào 500 Startups batch 15) và SETscope (được nhận vào Startupbootcamp FinTech Singapore). Không những vậy, Hajime còn tích cực tham gia các sự kiện dành cho cộng đồng startup ở Việt Nam để chia sẻ kinh nghiệm của mình.
Edward Thái - Người đem 500 Startups vào Việt Nam
Cùng với các vị giám khảo khác, trong tuần tới, Edward Thái sẽ lựa chọn ra các cá nhân/startup xuất sắc nhất giành giải thưởng Rice Bowl Startup Awards 2016 tại Việt Nam. Edward Thái là đối tác đầu tư của 500 Startups, một trong những Quỹ đầu tư mạo hiểm có nhiều hoạt động nhất thế giới đặt trụ sở tại Silicon Valley, Mỹ. Edward Thái từng tốt nghiệp Cử nhân tại Ðại học Harvard và Thạc sĩ tại Ðại học Yale.
![]() |
Sau một thời gian dài đảm đương những vị trí cấp cao tại Dean & Company Strategy Consultants, VinaCapital và CJ CGV Vietnam, tháng 8/2015, Edward Thái và cộng sự của mình đã mời được 500 Startups chính thức vào Việt Nam, với mô hình hoạt động tương tự như trụ sở chính ở Thung lũng Silicon. Theo Edward Thái, 500 Startups tập trung vào giá trị lâu dài hơn là những khoản lợi nhuận ngắn hạn. “Chúng tôi ưu tiên cho start-up biết sử dụng vốn hiệu quả, có ý tưởng đi đầu, có thể mở rộng và sản phẩm có ích cộng đồng cả ở Việt Nam lẫn thế giới. Còn lại, 500 Startups không giới hạn vào bất cứ ý tưởng nào cả”, ông Edward Thái chia sẻ.
" alt=""/>Giám khảo của giải thưởng dành cho startup đầu tiên ở Việt Nam là ai?Từ ngày 30/1/2015, Vietcombank cung cấp dịch vụ cung cấp OTP qua ứng dụng được cài đặt trên điện thoại di động, thông qua ứng dụng này, người dùng chỉ cần nhập mã xác nhận giao dịch và sẽ được cung cấp OTP ngay trong phần giao diện ứng dụng, để dán vào trình duyệt đang dùng để chuyển tiền.
Khi sử dụng mã xác nhận được cấp dán vào Smart OTP, mặc định là thiết bị cài đặt ứng dụng sẽ nhận được mã OTP ngẫu nhiên theo thuật toán, bất kể điện thoại đó có cài SIM tài khoản đăng ký dịch vụ Internet Banking với Vietcombank hoặc có Internet hay không.
Chị Quỳnh Nha, một khách hàng của Vietcombank cho hay, ngày 11/8 chị không thể thực hiện được giao dịch chuyển tiền cho khách hàng, vì để quên số điện thoại đăng ký Internet Banking ở nhà, trong khi ứng dụng Smart OTP đã đăng ký với Vietcombank trên một chiếc điện thoại khác, không thể hoạt động được.
" alt=""/>Khách hàng Vietcombank bất ngờ bị dừng dịch vụ Smart OTPTrước khi có ý định quăng chiếc điện thoại (đã có thời là điện thoại thông minh) vào một xó, hãy cho nó thêm một cơ hội để “làm lại từ đầu”. Với việc cài đặt ứng dụng Clean up để dọn dẹp bớt dữ liệu rác và “cơi nới” thêm khoảng không cho RAM của máy, chiếc điện thoại cũ của bạn sẽ được cải thiện tốc độ đáng kể. Ít nhất thì bạn sẽ vẫn có thể tiếp tục gắn bó với “người bạn già” Android thêm một thời gian mà không phải than phiền về tốc độ “rùa bò” của nó nữa.
Một cách khác phức tạp hơn và chỉ dành cho “tay chơi” công nghệ thứ thiệt là root thiết bị Android. Mặc dù việc root lại thiết bị cũng có tỷ lệ rủi ro sai hỏng nhưng nếu thành công, thiết bị của bạn sẽ chạy mượt và tốt hơn như khi mới mua về. Một số thông tin về root máy bên dưới có thể sẽ giúp ích cho bạn, đừng bỏ lỡ nhé.
2. Thẳng tay loại bỏ các ứng dụng không dùng tới
![]() |
Cũng là dọn dẹp lại máy nhưng việc loại bỏ các ứng dụng đã tải về đòi hỏi tâm lý cứng rắn và dứt khoát hơn rất nhiều. Bạn sẽ phải chọn lựa xem đâu là ưu tiên hàng đầu: chiếc điện thoại “già nua” đang đòi “về hưu” hay những ứng dụng đã tải về nhưng hiếm khi động tới. Để bạn dễ dàng hơn trong việc đưa ra quyết định, hãy kiểm tra lại Nhật ký tác vụ (Daily Driver Processes) và “điểm danh” những ứng dụng thực sự hữu ích giúp đẩy nhanh tốc độ xử lý công việc của bạn. Hãy giữ lại những ứng dụng này. Với những ứng dụng cũng mang danh vì công việc nhưng gần như không xuất hiện trong Nhật ký tác vụ, hãy thẳng tay loại bỏ. Bên cạnh các ứng dụng hỗ trợ, đừng bỏ qua những ứng dụng trò chơi giải trí. Tự hỏi và thành thật trả lời xem có bao nhiêu ứng dụng đã lâu rồi bạn chưa ghé chơi? Lọc những trò chơi không còn được ưa chuộng và gỡ cài đặt để tạo thêm khoảng không cho máy. Chắc chắn rằng kết quả sẽ khiến bạn ngạc nhiên: khi một khoảng lớn dung lượng bộ nhớ của máy được “giải phóng” giúp đẩy nhanh tối đa tốc độ xử lý thông thường.
3. Sắp xếp lại các tập tin và thư mục
![]() |
Sau khi đã “quay cuồng” với đủ việc dọn dẹp và “vứt rác”, bước tiếp theo là bình tâm ngồi lại và sắp xếp lại toàn bộ dữ liệu trong máy. Giống như việc phân khu cho đồ đạc trong căn nhà, bạn cần chia dữ liệu theo chức năng: các file bài hát cần được xếp gọn gàng vào thư viện Nhạc, file video cần có một thư mục “Video” riêng biệt, các file tài liệu cũng cần có thư mục được đặt tên theo nội dung để dễ dàng tìm kiếm. Và nếu bạn là một fan “bự” của việc chụp hình selfie thì đừng chần chừ và chuyển toàn bộ khối lượng ảnh “đồ sộ” sang dạng lưu trữ đám mây.
Cách đơn giản hơn dành cho bạn: nếu thiết bị bạn đang sử dụng có khe cắm thẻ nhớ thì đừng quên đầu tư thêm một chiếc thẻ microSD. Sau đó chỉ cần đặt chế độ mặc định tự động lưu ảnh vào thẻ nhớ, máy của bạn sẽ được “rảnh rang” lưu trữ các dữ liệu khác và cải thiện tốc độ xử lý. Đây cũng là cách để thiết bị “chạy” mượt mà hơn với chi phí đầu tư thêm chỉ bằng số tiền mua thẻ nhớ. Và đừng quên nguyên tắc vàng đã đề cập ở trên: Hãy loại bỏ các dữ liệu không cần tới!
" alt=""/>5 cách đơn giản để “hồi sinh” cho thiết bị Android cũ